Bật mí cách bố trí nhà vệ sinh hiện đại và khoa học
04-04-2023 - Kiến Thức Nội Thất
Bạn có biết rằng bố trí nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận của gia đình? Mặc dù nhà vệ sinh là một khu vực phụ trong nhà nhưng nếu không có phương án bố trí phù hợp thì nó có thể ảnh hưởng xấu tới toàn bộ ngôi nhà, ảnh hưởng tới công năng khi sử dụng. Trong bài viết sau đây, Viethome sẽ chia sẻ với bạn cách bố trí nhà vệ sinh để bạn có thêm ý tưởng thiết kế cho gia đình mình.
1. Chọn vị trí và kích thước nhà vệ sinh
Theo quan niệm thì nhà vệ sinh (WC) là nơi uế khí nên chúng thường được bố trí ở những nơi khuất tầm nhìn, tránh đặt chính giữa nhà (trung cung). Vị trí WC cũng nên đặt theo hướng xấu (hung). Tuy nhiên cũng phải dễ nhìn, dễ tìm, dễ di chuyển để không bị bất tiền trong sinh hoạt hàng ngày. Những ngôi nhà có mặt đất xéo thì để cho bên trong ngôi nhà cân bằng thì có thể thiết kế nhà vệ sinh ở những chỗ lồi ra hay khuyết lõm.
Nhà vệ sinh không được đối diện với phòng ngủ hay hay nhà bếp vì uế khí sẽ dễ dàng san lấn sang các khu vực sinh hoạt quan trọng và có phong thủy tốt. Nếu thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ cũng phải tránh để ở giữa phòng và không nên để đối diện với giường ngủ và đặc biệt phải được khép kín.
Nhà vệ sinh nhỏ có kích thước 2m2 đến 3m2, vừa từ 4m2 đến 6m2 và to là từ 10m2 trở lên. Tuy nhiên, kích thước nhà vệ sinh phụ thuộc vào vị trí và mục đích sử dụng của nó nên sẽ không có một quy chuẩn nào cả.
2. Lên phương án phân khu chức năng trong nhà vệ sinh
Trong phòng vệ sinh thường được bố trí các khu vực chức năng như bồn rửa mặt đặt ở gần cửa ngoài cùng, sau đó nên để bồn cầu, và sau cùng là sen tắm. Nếu kết hợp nhà vệ sinh với nhà tắm thì chúng ta nên phân khu chức năng trong không gian này một cách hợp lý và khoa học để tránh mất vệ sinh và an toàn khi sử dụng. Có thể thiết kế vách ngăn bằng kính ở khu vực tắm để khi sử dụng nước không bị bắn và chảy tràn sang các khu vực khác.
Tùy theo diện tích phòng, nhu cầu sử dụng mà có những cách bố trí các khu vực này khác nhau.
-
Nhà vệ sinh nhỏ với diện tích khoảng 2,5 đến 3 mét vuông. Chỉ nên chọn các sản phẩm tối cấn thiết như bồn cầu, chậu rửa treo tường và vòi hoa sen tắm.
-
Nhà vệ sinh vừa với diện tích từ 4 đến 6 mét vuông: Có thể bố trí thêm một số đồ nội thất như bồn tiểu nam và tủ đựng nhỏ hay có thể thiết kế sử dụng chậu rửa đặt bàn thay vì chậu rửa treo tường
-
Nhà vệ sinh lớn đến rất lớn, trên 6 mét vuông: Tùy điều kiện và sở thích của gia chủ, có thể thiết kế rất nhiều thiết bị thêm khác nữa như buồng tắm, bồn tắm, bồn rửa đôi,...hoặc có thể tách riêng khu tắm và khu vệ sinh riêng.
Bạn có thể tham khảo thêm phương án mặt bằng và cách bố trí WC trong Novaland Hồ Tràm với thiết kế sang trọng và hiện đại
3. Chú ý bố trí cửa sổ và hệ thống thông gió cho nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là nơi có nhiều hung khí và nguồn âm khí ô uế. Vì thế, cần phải thiết kế nhà vệ sinh sao cho thông thoáng, sạch sẽ bằng cách bố trí cửa sổ hoặc hệ thống thông gió.
Thiết kế quạt thông gió thường mang lại cho không gian nhà vệ sinh không có cửa sổ những lợi ích không hề nhỏ:
- Giữ cho bề mặt gương trong nhà vệ sinh không bị đọng hơi
- Loại bỏ mùi khó chịu trong nhà vệ sinh
- So với cửa sổ phải đóng khi trời mưa, thì quạt thông gió không bị phụ thuộc vào bất kỳ tác động nào của thời tiết
- Cung cấp khi oxy vào phòng, mang lại không gian trong lành, thoáng đãng
- Hiệu suất thông hút gió cao, vận hành êm ái
4. Hệ thống kỹ thuật và khả năng chống thấm cho nhà vệ sinh
Hệ thống ống cấp và thoát nước được lắp đặt trong tường và dưới đất, không thể dễ dàng đập phá để sửa chữa rồi xây lại được. Vì thế, bạn nên sử dụng chất liệu ống nước chất lượng tốt, kỹ thuật xây dựng hệ thống điện nước phải khoa học và đảm đảo an toàn khi sử dụng.
Một điều rất quan trọng khi thiết kế nhà vệ sinh nữa là khả năng chống thấm. Nó sẽ ảnh hưởng đến cả ngôi nhà nếu như không được thi công đúng kỹ thuật. Cần thực hiện chống thấm sàn, chân tường, chân bồn cầu vì đây là nơi có khe hở giữa các viên gạch. Để chống ứ đọng nước bề mặt thì mặt sàn nhà vệ sinh phải thoát nước tốt. Độ dốc mặt sàn dao động từ 3% đến 5% về hướng miệng cống thoát, chân hộp kỹ thuật. Ngoài ra cũng cần đảm bảo miệng cống thoát nước thấp hơn sàn chính.
5. Trang trí nhà vệ sinh
Một không gian nhà vệ sinh đẹp giúp tâm trạng chúng ta thoải mái hơn mỗi khi bước vào sử dụng. Chúng ta nên đặt cây xanh trong nhà vệ sinh vừa giúp lọc không khí vừa tạo ra được vẻ đẹp riêng cho căn phòng. Ngoài ra, có thể bố trí gương soi, các kệ và tủ để sử dụng và trang trí trong nhà vệ sinh.
6. Lựa chọn phong cách thiết kế
Phong cách thiết kế đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo nên không gian phòng khách. Việc chọn phong cách phù hợp sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho gia chủ. Hiện tại có rất nhiều phong cách thiết kế nhà vệ sinh được ưa chuộng tùy vào sở thích của gia chủ và phong cách thiết kế của toàn bộ ngôi nhà.
Xem thêm:
Nguyên tắc bố trí phòng khách chuẩn mực không thể bỏ qua
Tổng hợp mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhiều phong cách
Mong rằng những chia sẻ từ bài viết trên sẽ giúp bạn tìm ra được cách bố trí nhà vệ sinh đẹp, khoa học và hợp lý. Hãy liên hệ Nội Thất Nhà Phố Việt qua hotline 093.545.1772 để chuyên viên tư vấn thiết kế riêng phù hợp với không gian sống của bạn.